Thật khó để có thể phủ nhận được vai trò của bánh mì trong đời sống. Bánh mì đã xuất hiện mọi nơi, khắp các con đường, ngõ phố của người Việt. Thậm chí, ngày nay, loại bánh này không chỉ được kinh doanh trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài.
Trong các loại bánh thì bánh mì là loại bánh được sử dụng rất nhiều. Chỉ điểm tên cũng có thể thấy hàng chục loại bánh mì khác nhau. Đó là bánh mì ngọt, bánh mì chà bông, bánh mì kẹp, bánh mì sanswich, bánh mì que, bánh mì tròn, dài… Đi cùng độ đa dạng đó là nhu cầu sử dụng vô cùng lớn của con người. Chính vì xuất phát từ nhu cầu ấy mà bánh mì vô cùng có tiềm năng đối với những ai có ý định kinh doanh.
Bánh mì là món ăn phổ biến ở VN
Thu nhập khủng từ việc mở lò bánh mì
Bánh mì là loại bánh có vốn đầu tư khá thấp, không phải mất nhiều chi phí bảo quản, nhân lực cũng như không quá khó về phương pháp làm. Mỗi lò bánh mì thường chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm một số loại máy móc chuyên dụng như lò nướng, máy trộn bột… Về sau, các chi phí như nguyên liệu lại khá thấp và rất phù hợp với túi tiền kinh doanh.
Lợi nhuận đến từ một lò bánh mì là rất cao. Mỗi ngày, một lò bánh có thể làm ra hàng ngàn ổ bánh, đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Rất nhiều lò bánh mì hiện nay vừa có thể cung cấp sỉ, bỏ hàng cho những xe bánh mì nhỏ, ở chợ hoặc bán lẻ cho người mua. Từ thực tế này có thể thấy việc mở lò bánh mì là hình thức kinh doanh rất khả quan và dễ dàng tạo lợi nhuận.
Ngoài nhu cầu của khách hàng thì trong đời sống, bánh mì có vị trí quan trọng, đóng góp nhiều vào các bữa ăn ngon, các buổi tiệc. Người ta có thể dùng bánh mì vào ăn sáng, dùng kèm các món có sốt, ăn chơi, ăn lót dạ hoặc thậm chí là thưởng thức chúng như những loại bánh cao cấp khác. Chính vì sự phổ biến và thông dụng trong đời sống mà bánh mì rất dễ được thực khách chọn lựa.
Đồng Tiến Bakery – 1 trong những thương hiệu bánh mì nổi tiếng ở VN
Chị Vân Anh – chủ một lò bán bánh mì tại quận Tân Bình cho biết: “Mỗi ngày, lò bánh cung cấp một số lượng lớn bánh mì cho các khách lẻ, đại lý khác. Số bánh xuất ra đã lên tới con số hàng ngàn mỗi ngày. Thu nhập sau khi trừ chi phí cho nhân viên,nguyên liệu, máy móc, dịch vụ cũng lời về tiền triệu. Kinh doanh bánh mì cũng không quá vất vả như những ngành nghề khác”.
Một số lưu ý khi mở lò kinh doanh bánh mì
Bánh mì không phải là một mặt hàng khó kinh doanh. Tuy nhiên bạn nên chú ý một số lưu ý sau để thành công hơn trong quá trình làm giàu:
Chọn một mặt bằng tốt
Nếu bạn có mặt bằng sẵn thì sẽ rất tốt và đỡ tốn chi phí thuê mặt bằng. Ngược lại, khi chọn mặt bằng để kinh doanh lò bánh mì, bạn nên chọn những nơi đông đúc. Nếu gần xí nghiệp, công ty, chợ, trường học thì càng tốt. Vì những nơi này lượng tiêu thụ bánh mì cao, thường xuyên và ổn định.
Kinh doanh loại bánh nào?
Có khá nhiều loại bánh mì nên việc kinh doanh loại nào cũng có thể khiến bạn phân vân. Phổ biến nhất tại Việt Nam vẫn là bánh mì kẹp, bánh mì ổ dài. Nhưng để đa dạng hơn, bạn hãy làm thêm một số loại bánh quen thuộc khác. Cũng có thể lựa những loại bánh đang rất có sức hút, trở thành xu hướng như bánh mì nhân chà bông phô mai, bánh mì nhân phô mai tan chảy, bánh mì trứng muối,… Những loại bánh mì này được khá nhiều bạn trẻ yêu thích và có thể đem về lợi nhuận rất cao.
Bánh mì rất đa dạng
Chất lượng dịch vụ
Khi kinh doanh, chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng. Bạn có thể chọn cho mình thương hiệu riêng, bao bì riêng để thể hiện sự chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy nâng cao một số dịch vụ khác như giao hàng tận nhà, làm bánh theo yêu cầu, đi kèm đó là nâng cao thái độ phục vụ.
Chọn nguồn mua nguyên liệu
Nếu mở lò bánh mì, bạn nên chú ý tìm cho mình một nguồn cung cấp các loại bột, nguyên liệu tốt để vừa có giá thành rẻ lại vừa có chất lượng tốt. Nguồn nguyên liệu uy tín, đảm bảo và hỗ trợ lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh của bạn.
Ngoài những yếu tố trên, khi mở lò bánh mì, bạn cũng cần chú ý tới việc bỏ sỉ và lẻ bánh, để có thể mở rộng thêm hình thức phân phối, giúp lò bánh phát triển hơn