Chế độ sử dụng dầu diesel làm nhiên liệu
Dầu Diesel là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn và nặng hơn xăng. Dầu Diesel có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C.
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, biến đổi nhiệt năng do đốt cháy nhiên thành công: chuyển động, hiệu suất nhiệt của động cơ diesel cao hơn so với động cơ xăng, có nghĩa là việc đốt cháy 1 lít dầu diesel sẽ sinh công, máy móc công nghiệp sử dụng động cơ diesel sẽ tiêu thụ nhiên liệu ít hơn so với động cơ xăng.
Với giá dầu diesel thấp hơn, lượng nhiên liệu tiêu hao nhỏ hơn, thì chi phí vận hành cho xe sử dụng động cơ dầu kinh tế hơn so với xe động cơ xăng. Về mặt an toàn, hỗn hợp không khí và dầu diesel chỉ tự bốc cháy ở áp suất cao và nhiệt độ cao (cuối quá trình nén trong xi lanh), vì thế ở điều kiện bình thường không gây cháy nổ, do đó sẽ an toàn hơn.
Tuy nhiên, động cơ diesel hoạt động ở áp suất cao, nhiệt độ cao đòi hỏi vật liệu chế tạo có độ bền cao hơn, chiều dài hành trình pít tông lớn hơn,… dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn, chi phí đầu tư sẽ lớn hơn. Với động cơ diesel cháy hỗn hợp, có sử dụng bơm cao áp, vòi phun, yêu cầu độ chính xác cơ khí cao, dẫn đến trường hợp khi có hỏng hóc thì việc sửa chữa sẽ phức tạp, cần chuyên gia, các thiết bị chuyên dùng, làm cho chi phí sửa chữa lớn.
Dầu D.O cũng yêu cầu có các đặc tính sau:
– Tính bốc hơi và tự bốc cháy thích hợp với tỉ số nén và khí hậu mà động cơ đó đang hoạt động.
– Không lẫn tạp chất gây mài mòn, ăn mòn hoá học.
Tính bay hơi của nhiên liệu
– Nhiên liệu phun vào buồng cháy động cơ Diesel được bốc cháy sau khi hình thành hoà khí.
– Trong thời gian cháy trễ (tính từ lúc phun nhiên liệu vào buồng cháy tới lúc bắt đầu cháy ) tốc độ và số lượng bay hơi của nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào tính bay hơi của nhiên liệu phun vào động cơ.
– Tốc độ bay hơi của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn tới tốc độ hình thành hoà khí trong buồng cháy. Thời gian hình thành hòa khí của động cơ Diesel cao tốc rất ngắn, do đó đòi hỏi tính bay hơi cao của nhiên liệu.
– Nhiên liệu có thành phần chưng cất nặng thì khó cháy, kết quả làm tăng muội than, làm tăng nhiệt độ khí xả, tăng tổn thất nhiệt làm giảm hiệu suất và độ tin cậy hoạt động của động cơ. Nhưng nếu thành phần chưng cất nhẹ quá, sẽ khiến hòa khí khó tự cháy, làm tăng thời gian cháy trễ và khi hòa khí đã bắt đầu tự cháy thì hầu như toàn bộ phần chưng cất nhẹ của nhiên liệu đã phun vào động cơ sẽ bốc cháy tức thời, khiến tốc độ tăng áp suất rất lớn, gây tiếng nổ thô bạo, không êm.
– Mỗi loại buồng cháy của động cơ Diesel có đòi hỏi khác nhau về tính bay hơi của nhiên liệu. Các buồng cháy dự bị và xoáy lốc có thể dùng nhiên liệu có thành phần chưng cất nhẹ.
– Riêng động cơ đa nhiên liệu không có yêu cầu gì đặc biệt đối với tính bay hơi của nhiên liệu.
Đánh giá tính tự cháy của nhiên liệu Diesel
Tính tự cháy của hoà khí (nhiên liệu) trong buồng cháy là một chỉ tiêu quan trọng của nhiên liệu Diesel. Trong động cơ Diesel, nhiên liệu được phun vào buồng cháy ở cuối kì nén, nó không bốc cháy ngay mà phải qua một thời gian chuẩn bị sau đó mới tự bốc cháy.